Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM DỆT MAY THEO PHƯƠNG THỨC 7

     QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN 
     SẢN PHẨM DỆT MAY THEO 
               PHƯƠNG THỨC 7      
  
   I.                Cơ sở pháp lý 
-   Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007
-   Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006
-   Nghị định 127/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
-  Thông tư 28/2012/TT-BKHCN Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông tư sửa đổi 02/2017/TT-BKHCN.
                     II.                Chuẩn mực kiểm tra, đánh giá:
Quy chuẩn quốc gia QCVN 01:2017/BCT ban hành kèm  theo  thông    số  21/2017/TT-  BCT ngày 23/10/2017 và có hiệu lưc từ 01/5/2018 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.
                  III.              Phương thức đánh giá:
Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa (Quy định tại thông tư số 28/2012/TT-BKHCN)
1.      TIẾP NHẬN YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG:
a)  Khách hàng sử dụng biểu mẫu HD-7.5CN /08-1/BM 1: Giấy đăng chứng nhận chất lượng sản phẩm dệt may.
b)  Đề nghị khách hàng cung cấp các hồ sơ cần thiết nhằm tiến hành chứng nhận.
c)  Hồ sơ đăng ký chứng nhận:
Ø Đối với  hàng nhập khẩu:
                    Giấy đăng ký chứng nhận chất lượng sản phẩm dệt may (đồng thời là hợp đồng)
                    Hợp đồng lô hàng (Contract)
                    Hóa đơn lô hàng (Invoice)
                    Danh sách đóng gói (Packing list)
                    Vận đơn (Bill of lading)
                    Tờ khai Hải quan
                    Danh mục hàng hóa (ghi rõ số lượng, mã số của từng hàng).
Ø Đối với hàng sản xuất trong nước:
                Giấy đăng ký chứng nhận chất lượng sản phẩm dệt may (đồng thời là hợp đồng)
                Danh mục hàng hóa (ghi rõ số lượng, chủng loại, đặc tính của từng mặt hàng trong lô sản phẩm/hàng hóa đăng ký chứng nhận).
                Phiếu xuất/nhập kho hoặc tài liệu tương đương.

2.      XEM XÉT HỒ ĐĂNG CHỨNG NHẬN:

a)  Bộ phận ngiệp vụ giám định sản phẩm dệt may xem xét tính đầy đủ, đúng đắn của Hồ đăng ký kiểm tra chứng nhận do  khách hàng cung cấp. Thông báo cho khách hàng bổ sung các hồ còn thiếu.
Sử dụng biểu mẫu HD-7.5CN/08-1/BM2 - Phiếu tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
b)  Khi hồ đã hợp lệ, xác nhận chấp thuận yêu cầu vào Giấy đăng ký chứng nhận.

3.      CHUẨN BỊ ĐÁNH GIÁ:

 Cấp Job, phân công, chuẩn bị biểu mẫu, dụng cụ và vật tư phục vụ lấy mẫu lấy mẫu.
-   Sử dụng biểu mẫu HD-7.5CN/08-1/BM3 - Phân công công việc.
-   Phụ lục 4: Hướng dẫn lấy mẫu.
-   Các biểu mẫu cần chuẩn bị:
                    HD 7.5CN/08-1/BM4 Biên bản kiểm tra hàng hóa và lấy mẫu
                    HD 7.5CN/08-1/BM5 Biên bản thông báo sự không phù hợp
                    HD 7.5CN/08-1/BM6 Etyket
                    HD 7.5CN/08/BM6a Phiếu mã hóa mẫu
                    HD 7.5CN/08/BM6b Tem mẫu
4.      KIỂM TRA HỒ SƠ, ĐÁNH GIÁ TẠI SỞ:
a)  Kiểm tra hồ sơ:
-   Kiểm tra sự phù hợp thống nhất về thông tin hàng trong các hồ đăng khách hàng gửi.
-   Kiểm tra tính đầy đủ của các hồ và biểu mẫu cần thiết phục vụ đánh giá tại sở.
-   Kiểm tra tính đầy đủ các dụng cụ vật tư cần thiết phục vụ lấy mẫu tại sở.
Được thực hiện bởi CGĐG trưởng đoàn/Người được phân công.

b)  Đánh giá tại cơ cở:
-   CGĐG trưởng đoàn giới thiệu đoàn đánh giá, thông báo phương pháp đánh giá, các cam kết đối với khách hàng.
-   Kiể m tra thực tế hàng hóa với hồ đăng ký chứng nhận. Thông báo khi có sự không phù hợp giữa hồ đăng và thực tế hàng hóa.
-   Lấy mẫu theo hướng dẫn phân công công việc.
-   Ghi biên bản lấy mẫu, hóa mẫu chuyển về Phòng thử nghiệm đã đăng lĩnh vực hoạt động theo nghịđịnh 107/NĐ-CP.
-   Đoàn đánh giá trao đổi các thông tin thu thập trong quá trình đánh giá.
-   CGĐG trưởng đoàn thông báo kết quả cuộc đánh giá, điều kiện cấp chứng nhận.
-   Kết thúc đánh giá tại sở, bàn giao hồ về bộ phận nghiệp vụ.

5.      THẨM XÉT HỒ SƠ, LẬP THÔNG BÁO CHỨNG NHẬN, HOÀN TẤT DỊCH VỤ:

a)           Thẩm xét hồ sơ:

-   Kiểm tra tính đúng đắn của hồ đánh giá. Đánh giá kết quả mẫu thử nghiệm, đối chiếu với chuẩn mực.
-   Kết luận vào Bản phê duyệt kết quả.

b)           Lập thông báo kết quả chứng nhận:

-   Căn cứ trên kết thẩm xét hồ sơ, ban hành Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn-quy chuẩn kỹ thuật kèm theo mẫu tem hợp quy.

c)             Hoàn tất dịch vụ:

Ký, đóng dấu tư cách pháp nhân, chuyển giao Giấy chứng nhận cho khách hàng, hoàn tất hồ sơ dịch vụ.

6.      CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:

Hàng quý báo cáo Bộ công thương kết quả đánh giá chứng nhận về chất lượng sản phẩm, hàng hóa dệt may vào trước ngày 15 của tháng đầu tiên của quý kế tiếp hoặc báo cáo Bộ công thương trong trường hợp đột xuất, khi có yêu cầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét